Tin tức

CỨU TRẺ EM NHIỄM ĐỘC CHÌ TẠI THÔN ĐÔNG MAI

21/04/2020 NGUYỄN HỮU DỰ 0 Nhận xét

Làng Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vốn nổi tiếng từ lâu với nghề tái chế chì, nhờ nghề này mà nhiều hộ dân trở nên khấm khá. Tuy nhiên, những hệ lụy về sức khỏe thì không hề nhỏ, khi số người mắc và chết vì ung thư ngày càng nhiều, đặc biệt nhiều trẻ em còn có nồng độ chì trong máu rất cao. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để cứu trẻ em khỏi những hậu quả do nhiễm độc chì ở Đông Mai.

Môi trường nhiễm chì nghiêm trọng

Theo TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, năm 2014, kết quả xét nghiệm sàng lọc 109 trẻ ở làng Đông Mai cho thấy 97% nhiễm chì trong máu. Trong số này, 33 trẻ phải tẩy độc chì khẩn cấp do lượng chì máu cao gấp 6-7 lần cho phép. Nhiều trẻ dù gia đình không làm nghề thu gom, tái chế chì nhưng cũng có hàm lượng chì trong máu rất cao. Điều này cho thấy môi trường ở đây bị ô nhiễm chì nghiêm trọng.

Bàn tay nứt toác vì ngộ độc chì

Theo ông Hải, những năm trước đó, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đã phối hợp với Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai đưa các cháu vượt ngưỡng chì từ 4 lần trở lên điều trị thải độc. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhi bỏ điều trị hoặc không tuân thủ liệu trình.

Lý giải việc này, bà Nguyễn Thị Anh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên, cho biết việc vận động gia đình đưa trẻ đi tẩy độc chì rất khó khăn. Mỗi trường hợp điều trị thải độc chì mất khoảng 2 năm với 16 lần thực hiện và kinh phí khoảng hơn 240 triệu đồng. Ngoài vấn đề kinh phí, nhiều gia đình còn cho rằng con họ mới chỉ bị phơi nhiễm chì, chưa phát bệnh nên trì hoãn hoặc bỏ dở điều trị.

Trẻ em dễ ngấm chì hơn người lớn

Từng điều trị cho nhiều trường hợp nhiễm độc chì, bác sĩ Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, cho biết với người lớn, nhiễm độc chì có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng trẻ em thì phải chịu hậu quả rất nặng nề. Khi vào cơ thể, chì theo máu đến gan, thận, não, tủy, xương, dây thần kinh... Chì tồn tại rất lâu dài, thậm chí suốt đời trong cơ thể nên thải độc cũng đòi hỏi nhiều thời gian, đặc biệt là với trẻ nhỏ, vì mức hấp thụ chì ở trẻ cao và lâu hơn ở người lớn.

Một em bé không may bị nhiễm độc chì

Chì gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ em. Ở các cấp độ phơi nhiễm cao, chì tấn công não và hệ thống thần kinh trung ương khiến trẻ đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, liệt chi, mờ mắt, mất tiếng nói, gây hôn mê, co giật và thậm chí tử vong, trẻ em sống sót sau nhiễm độc chì nghiêm trọng có thể để lại sự chậm phát triển tâm thần và rối loạn hành vi.

PECTIN COMPLEX – Giải pháp hiệu quả dành cho trẻ em Đông Mai

Trước thực trạng này, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường cùng nhiều đối tác đã vào cuộc, thực hiện thải độc chì cho người dân thôn Đông Mai, sản phẩm duy nhất được chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa pectin: PECTIN COMPLEX. Dự án được triển khai vào đầu tháng 7/2016 và kết thúc vào tháng 9/2016. Giữa tháng 10, Viện công bố kết quả thải độc chì bằng Pectin Complex cho người dân thôn Đông Mai. Kết quả xét nghiệm hàm lượng chì trong máu trước và sau dùng thuốc đã có những con số khả quan vượt mong đợi.

Sau can thiệp 2 tháng bằng sản phẩm PECTIN COMPLEX, nồng độ chì trong máu của 118 trẻ em ở Đông Mai giảm bình quân 21% và ở 43 người lớn tại thôn này là 27%.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: