Tin tức

Hà Nội ô nhiễm không khí cao thứ hai trong 23 thành phố Đông Nam Á

21/04/2020 NGUYỄN HỮU DỰ 0 Nhận xét

Trong 3 tháng đầu năm, Hà Nội có 82 ngày nồng độ bụi PM2.5 trung bình 63,2 µg/m3 vượt chuẩn thế giới.

Cơ sở dữ liệu chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới cập nhật cho thấy khoảng 90% người trên thế giới đang phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép. Khoảng 7 triệu người tử vong mỗi năm do phơi nhiễm với các hạt bụi siêu nhỏ trong không khí.  

Tất cả khu vực trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, nhưng người dân ở các thành phố thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khu vực có mức ô nhiễm không khí cao nhất là phía Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Dựa trên cơ sở dữ liệu của WHO, Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh (GreenID) phân tích và chỉ ra rằng người dân Hà Nội đang phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm xếp thứ hai trong số 23 thành phố được khảo sát ở một số quốc gia Đông Nam Á (gồm Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Indonesia). 

Theo dữ liệu mới của GreenID, trong 3 tháng đầu năm chất lượng không khí ở TP HCM tốt hơn Hà Nội mặc dù so cùng kỳ 3 năm gần đây thì chất lượng không khí tại TP. HCM có xu hướng xấu dần. Chất lượng không khí tại Hà Nội trong giai đoạn này vẫn không tốt với nồng độ bụi PM2.5 trung bình 63,2 µg/m3, gần gấp đôi TP HCM. Bình quân 91% số ngày trong ba tháng đầu năm, mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội vượt tiêu chuẩn cho phép của WHO. Kết quả này dựa trên dữ liệu thu thập tại trạm quan trắc chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.

“Chúng tôi đã phân tích chất lượng không khí ở Hà Nội và TP HCM dựa trên dữ liệu quan trắc công khai trong 3 năm qua và luôn kiến nghị lắp đặt thêm các trạm quan trắc để có bức tranh đầy đủ về chất lượng không khí ở Việt Nam”, Nguyễn Thị Anh Thư, nghiên cứu viên GreenID cho biết.

Khảo sát với 1.000 người dân của GreenID cũng cho thấy giao thông vận tải, công nghiệp và sản xuất năng lượng được cho là ba nguồn ô nhiễm không khí hàng đầu tại các thành phố.

GreenID kiến nghị chính phủ tăng cường giám sát và kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua các biện pháp như thúc đẩy ban hành đạo luật không khí sạch, thắt chặt các tiêu chuẩn phát thải của giao thông và nhà máy nhiệt điện than.

Một ngày con người cần 10.000 lít không khí để thở. Ô nhiễm không khí là khi thành phần của không khí bị thay đổi, chất độc hại thải vào môi trường vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường. Không khí qua cơ thể có gây bệnh hay không phụ thuộc miễn dịch, chức năng đào thải cơ thể, chất độc hại vào cơ thể, mức độ... Nhóm dễ bị ảnh hưởng là người cao tuổi, phụ nữ có thai, có thể gây ảnh hưởng bào thai, trẻ em, người có bệnh sẵn... Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe khá lớn, đặc biệt là với trẻ em vì có tốc độ thở gấp 2 lần người lớn. Chất lượng không khí không đảm bảo có thể gây bệnh về đường hô hấp, tim, ung thư.

Bụi PM 2.5 là tác nhân ô nhiễm ảnh hưởng nhất đối với sức khỏe do có khả năng lắng đọng, thẩm thấu, di chuyển trong phổi. Ảnh hưởng đến sức khỏe của nó sẽ tùy theo thành phần, tính chất (hữu cơ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng...) của bụi mịn (nhiễm độc, ung thư, hen...).

Hiện nay Việt Nam chưa có số liệu cụ thể ca bệnh liên quan trực tiếp đến ô nhiễm không khí. Dự báo của Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội cho thấy, tỷ lệ người dân bị viêm phổi, nhập viện vì khó thở, tim mạch... có thể tăng gấp đôi vào năm 2020 nếu không có biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm.

Áp dụng các phương pháp tự bảo vệ

  • Không nên ra ngoài khi tình hình ô nhiễm không khí đang ở mức cao.
  • Nếu điều kiện cho phép, hãy lắp thiết bị lọc không khí trong nhà để ngăn không khí ô nhiễm. Hãy sử dụng các thiết bị lọc có chỉ số MERV từ 9 trở lên (MERV – Minimum Efficiency Reporting Value – thông số hiệu quả làm việc của lưới lọc).
  • Thường xuyên đóng kín cửa nhà để tránh bụi. Lấy gió trong khi sử dụng điều hòa trong nhà và trên ô tô.
  • Khi đi xe máy ra ngoài đường, hãy sử dụng khẩu trang có thể chống được bụi mịn hoặc hãy dùng khẩu trang N95 chuyên dùng trong ngành y tế để giảm thiểu bụi PM2,5 xâm nhập vào đường hô hấp của bạn.

  • Hãy tập thể dục ngoài trời vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối. Không khí ô nhiễm thường đạt mức cao nhất trong ánh nắng mặt trời, vì thế tập gym trong nhà vào những ngày trời nóng sẽ giúp tránh phơi nhiễm.

Điều chỉnh ăn uống và sinh hoạt phù hợp

Thay đổi chế độ ăn để giúp phổi chống chọi với tác động của ô nhiễm không khí. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thực phẩm giàu vitamin có thể giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn và giúp bạn chống lại ung thư.

  • Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin A và beta-caroten. Chúng giúp hình thành và duy trì lớp niêm mạc ở đường hô hấp và đường tiêu hóa, giúp chúng đề kháng tốt hơn với nhiễm trùng. Những nguồn tốt là margarine, bơ, khoai lang, cà rốt và gan động vật.
  • Ăn những thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin này giúp hình thành mô liên kết và vững bền thành mạch, giúp cơ thể chữa lành nhanh hơn. Các nguồn vitamin C dễ tìm: cam, dâu tây, xoài, súp lơ xanh và đu đủ.
  • Chú trọng vitamin E trong chế độ ăn. Chất này có tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương tế bào, tăng cung cấp ôxi cho tế bào, nhờ đó tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin E có trong các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám, lòng đỏ trứng, bơ và dầu thực vật.
  • Tăng cường lượng selen trong chế độ ăn. Selen bảo vệ gan và phổi chống lại tổn thương do gốc tự do có thể dẫn đến ung thư. Hãy ăn trứng, hành, tỏi, ngũ cốc nguyên cám và cá.
  • Sử dụng các sản phẩm thải độc từ thiên nhiên cho sức khỏe của mình. So với các sản phẩm tổng hợp từ hóa chất và được sản xuất công nghiệp thì các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên vẫn có nhiều ưu điểm hơn như không gây tác dụng phụ, không gây dị ứng, tạo sự an tâm khi sử dụng và được nhiều người tin dùng.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: