Tin tức

Ngộ độc suốt cuộc đời

21/04/2020 NGUYỄN HỮU DỰ 0 Nhận xét

Khói thải từ xe máy và ôtô, khí thải từ các nhà máy công nghiệp, đồ gia dụng làm từ các nguyên liệu độc hại, nước uống kém tinh khiết, thức ăn kém chất lượng, khói thuốc lá, rượu, thuốc giả ...

Trong quá khứ và trong cả thập kỷ này, các yếu tố môi trường đã trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới. Hội nghị gần đây nhất của WHO là cuộc bàn luận về đặc tính của những độc tố mà cư dân đô thị đang phải tiếp xúc hàng ngày.  

CÁC ĐỘC TỐ HÀNG ĐẦU

Các chất gây ô nhiễm môi trường phổ biến nhất và nguy hiểm nhất bao gồm: acrylonitrile, benzene, carbon disulphide, dichloromethane, formaldehyde, styrene, toluen, asen, cadmium, crom, chì và thuỷ ngân. Tuy nhiên, không khí tại các thành phố lớn cũng có thể chứa các độc tố gây các bệnh ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản và gây phát triển các khối u ác tính.

Phòng ở, nơi có thể chứa nhiều formaldehyde, nên được thông gió càng thường xuyên càng tốt. Ngay cả ở nồng độ nhỏ, formaldehyde khi tiếp xúc kéo dài sẽ gây ra các bệnh nghiêm trọng, bao gồm ung thư và rối loạn sức khoẻ sinh sản.

Nếu cơ thể tiếp xúc với các chất độc nêu trên mỗi ngày, ngay cả ở nồng độ nhỏ, sẽ là mối nguy hiểm lớn đối với sức khoẻ. Nồng độ formaldehyde trong không khí 0,5 mg / m3 sẽ gây kích ứng mắt, và 37,5 mg / m3 – sẽ gây tình trạng phù phổi. Ở nồng độ 125 mg / m3 - gây tử vong. Nồng độ formaldehyde trong không khí trong nhà, thông thường sẽ cao gấp 5-10 lần so với bên ngoài. Điều này là do formaldehyde được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ và vật liệu xây dựng. Formaldehyde bốc hơi từ đồ nội thất mới thường gây đau đầu, mất ngủ, dị ứng.                                

CÁC NGUỒN Ô NHIỄM

Các hóa chất độc hại xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau. Ví dụ, benzen, có thể xâm nhập vào cơ thể không chỉ ở dạng hơi qua không khí hoặc khói thuốc lá, mà còn qua nước và thực phẩm. Benzene chứa trong dầu thô và xăng dầu (5% tổng khối lượng). Nguồn phát thải chính của nó vào khí quyển là khói thải của động cơ đốt trong và sự bốc hơi của nhiên liệu hydrocarbon. Benzen cũng ngấm xuống đất cùng với mưa. Một người lớn ở thành thị trung bình hít vào từ không khí khoảng 160 microgram benzen mỗi ngày, người hút thuốc thì nhận thêm từ 10 đến 30 microgam/ 1 điếu thuốc. Khói thuốc lá chứa từ 150 đến 204 mg / m3 Benzen. Chất độc này cũng chứa trong nước uống ở nồng độ 0,1-0,3 μg / lít. Các nhà nghiên cứu độc tính tìm thấy benzene trong một số sản phẩm thực phẩm - trong trứng (từ 25 đến 100 μg / 1 quả trứng), trong thịt - (19 μg / kg). Ngoài ra, benzen đã được tìm thấy trong các loại cá, thịt gà, hạt và một số loại rau. Nhiễm độc mạn tính với benzen gây gián đoạn hệ thần kinh và quá trình tạo huyết.

Chì là một trong những hóa chất nguy hiểm và phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày. Chất này đi vào không khí với số lượng lớn từ các ống xả của xe máy và xe ô tô, vì chì tetraethyl vẫn còn được sử dụng như một thành phần của xăng ở nhiều nước. Vì vậy, đất đai gần đường giao thông chứa một lượng chì khá lớn. Ở nhiều ngôi nhà, ống dẫn nước có chứa chì, do đó chất độc hại này chắc chắn đi vào nước uống. Trung bình, nồng độ chì trong nước máy và nước ngầm là từ 1 đến 60 μg/ l.

Con đường chính để chì đi vào cơ thể là thông qua thức ăn. Nếu đất bị nhiễm chì, nó sẽ ngấm vào các mô của thực vật, sau đó theo chuỗi thức ăn vào động vật rồi đến cơ thể người. Trong các thực phẩm khác nhau, hàm lượng chì có thể khác nhau tùy thuộc vào vùng sản xuất. Người ta ước tính rằng một người nạp vào người trung bình từ 100 đến 500 μg chì mỗi ngày thông qua thực phẩm.

Ngộ độc chì cấp tính thường kèm theo đau bụng dưới, tan máu, suy thận cấp tính. Trong trường hợp bị ngộ độc chì mạn tính, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sau: mệt mỏi, suy nhược, khó chịu, đau khớp và đau cơ, thiếu máu, khó tập trung, mất ngủ, mất ham muốn, rối loạn kinh nguyệt, sảy thai tự nhiên và bất lực ở nam giới.

Một nguồn nhiễm chì nguy hiểm khác là bụi. Đặc biệt là đối với trẻ em sống trong các vùng bị ô nhiễm chì. Nồng độ chì trong bụi ở mức chiều cao của trẻ em lớn hơn nhiều so với ở mức chiều cao của người lớn.

Các triệu chứng lâm sàng của ngộ độc mãn tính thường được chẩn đoán ở những người làm việc trong các ngành công nghiệp nguy hiểm. Trong thực hành lâm sàng về độc tính, có một danh sách các căn bệnh ngộ độc nghề nghiệp mãn tính cụ thể liên quan đến tác động của các chất độc công nghiệp. Vì vậy, dưới tác động kéo dài của arsenic, chì và coban, trong hầu hết cơ thể của các công nhân nhận thấy tổn thương cơ tim mạn tính, bệnh động mạch vành và bệnh gan.

NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ ĐÁNG SỢ

Theo ước tính trung bình, ung thư xảy ra ở 30-40% dân số các nước phát triển công nghiệp do sự xâm nhập hàng ngày của các yếu tố gây ung thư từ môi trường vào cơ thể. 70-80% trường hợp ung thư có liên quan đến tác động của các yếu tố môi trường hóa học.

Dưới tác động kéo dài của chất độc như chì, mangan, cadmium, asen và benzen ngay cả ở nồng độ thấp, tình trạng rối loạn sinh sản như giảm khả năng sinh sản và sẩy thai thường xuyên xảy ra.

Triệu chứng lâm sàng của nhiễm độc hóa học là:

  • Đau đầu dữ dội và thường xuyên
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Mất ngủ
  • Đau khớp và cơ
  • Rối loạn thần kinh.

Một người thường cảm thấy cơ thể kiệt sức, suy giảm khả năng lao động, cơ thể thường xuyên cảm thấy yếu ớt ngay cả sau khi được ngủ đủ giấc. Tỷ lệ các triệu chứng như vậy ở người dân thành phố lớn, bao gồm cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đạt từ 50% trở lên. Tỷ lệ mắc các bệnh về hệ hô hấp ở người thành thị cao gấp 2 lần so với người sống ở nông thôn và ở các vùng tương đối trong sạch hơn.

Ngộ độc hóa học mãn tính là tình trạng phổ biến nhất của dân cư sống tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp, cũng như các làng có nghề nông phát triển với việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.

Trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm với các hiệu ứng mãn tính của chất độc. Ở trẻ em sống ở các khu vực bị ô nhiễm, tỷ lệ mắc bệnh viêm amiđan mãn tính cao gấp 2 lần, và dị ứng gấp hơn 5 lần so với trẻ em ở các vùng có môi trường tương đối trong sạch hơn.

Các dữ liệu y tế thu thập được đã chứng minh: nhiễm độc mãn tính ở cư dân các thành phố lớn là một trong những lý do chính gây tử vong và tuổi thọ kém. Thông thường, ngộ độc mãn tính nguy hiểm hơn cấp tính, vì các triệu chứng thường không thấy ngay và khó chẩn đoán được.

Các bác sĩ chuyên về độc tố học khuyên người dân ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp nên thường xuyên thải độc cho cơ thể khỏi các chất hóa học  nồng độ cao để ngăn ngừa nhiễm độc mãn tính, tránh dẫn đến hậu quả sức khỏe không thể khắc phục được.

Một trong những cách tốt nhất để thanh tẩy cơ thể khỏi các chất ô nhiễm hóa học là thực phẩm bảo vệ sức khỏe đến từ Ukraina PECTIN COMPLEX, một chất hấp thụ tự nhiên mạnh mẽ, giúp kết dính các ion kim loại nặng, chất phóng xạ, thuốc trừ sâu, nitrat và các chất gây ô nhiễm hóa học khác và loại bỏ chúng một cách tự nhiên ra khỏi cơ thể, góp phần phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: