Tin tức

Nhiễm kim loại nặng và cách tự bảo vệ

21/04/2020 NGUYỄN HỮU DỰ 0 Nhận xét

Nhiễm kim loại nặng và cách tự bảo vệ

1. Nguồn gốc nhiễm kim loại nặng  

Kim loại nặng thường được định nghĩa là những nguyên tố kim loại có khối lượng nguyên tử lớn như Asen (As), Cadmium (Cd), Crôm (Cr), Đồng (Cu), Chì (Pb) và Thuỷ ngân (Hg), có thể gây hại cho các cơ quan của cơ thể sống dù với nồng độ thấp, thường do tiếp xúc nghề nghiệp hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn. Những kim loại này đi vào cơ thể người qua đường tiêu hoá, hô hấp và qua da.

Nguồn gốc của việc tiếp xúc những kim loại nặng bao gồm do nghề nghiệp phải tiếp xúc nhiều hoặc ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp đi cùng với xử lý rác thải kém. Nguồn thải kim loại chủ yếu từ những ngành công nghiệp như : hoá dầu, khai thác, luyện kim (đúc và luyện kim), cơ khí (mạ, sơn), hoá học (sơn, nguyên liệu nhựa) và làm gốm. Nguồn nước (bao gồm nước ngầm, hồ, suối, sông) có thể bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng thải ra từ công nghiệp và rác thải sinh hoạt. Mưa axit lại đẩy nhanh quá trình này do mưa khiến những kim loại nặng còn mắc lại ở đất bị trôi ra.

Tiếp theo đó, cây cối tiếp xúc với kim loại nặng qua nước, đất, động vật lại ăn những cây này. Và con người hấp thụ kim loại nặng từ quá trình tiêu hoá những thực vật và động vật nhiễm kim loại nặng này.

Khí thải từ các phương tiện giao thông cũng là một nguồn nhiễm kim loại nặng quan trọng đối với con người. Và đồ chơi cho trẻ em không đảm bảo chất lượng cũng là nguồn kim loại nặng cần chú ý, nhất là đối với trẻ em.

Tiếp xúc với những hợp chất chứa kim loại nặng là độc hại, gây đột biến, quái thai và ung thư ở cơ thể người và nhiều động vật.

2. Những tác hại cấp tính (ngay lập tức) và mãn tính (lâu dài) của nhiễm kim loại nặng

Nhiễm độc kim loại nặng gây ra những phản ứng cấp tính khi con người tiếp xúc với một lượng lớn kim loại trong cùng một thời gian. Ví dụ, nuốt một đồ chơi có pha chì có thể tạo ra sự tiếp xúc với một lượng lớn chì ngay lập tức. Hoặc ăn cá nhiễm thủy ngân cũng làm gây độc cấp tính.

 Bên cạnh đó, ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy sự tiếp xúc trong thời gian dài (mãn tính), với kim loại nặng dù ở mức độ thấp cũng gây ra những tác hại cho sức khoẻ. Những triệu chứng của nhiễm độc kim loại nặng mãn tính có thể nghiêm trọng, nhưng thường khó nhận biết hơn và phát triển từ từ qua thời gian.

Kim loại

Đường xâm nhập vào cơ thể

Triệu chứng

Tác hại đến sức khoẻ

Cấp tính

Mãn tính – Lâu dài

Crôm

Đường hô hấp, đường tiêu hoá và hấp thụ qua da

Khó thở, ho và thở khò khè, đau bụng, ói mửa, xuất huyết trong ruột, ảnh hưởng thần kinh

Viêm nướu, kích ứng niêm mạc, viêm loét da, viêm loét vách ngăn mũi

Ung thư phổi, các bệnh về gan và bệnh thận, đột biến gen

Thuỷ ngân

Đường hô hấp, đường tiêu hoá và hấp thụ qua da

Đau ở hệ tiêu hoá, nôn mửa, tăng bài niệu, thiếu máu, sốc vì giảm lưu lượng máu, nhiễm độc thận, căng thẳng, dễ bị kích thích, rùng mình, mất ngủ, mệt mỏi

Viêm lợi, nướu, tim đập nhanh, bướu cổ, thuỷ ngân trong nước tiểu cao

Phá huỷ hệ thống thần kinh, gây tổn thương ADN và nhiễm sắc thể, mệt mỏi, đau đầu, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh sản như làm tổn thương tinh trùng, gây dị tật bẩm sinh và sảy thai.

Asen

Đường hô hấp, đường tiêu hoá

Tổn thương niêm mạc, sốc do giảm lưu lượng máu, sốt, tạo vảy kết, đau ở hệ tiêu hoá, chán ăn

Giảm sức lực, gan to, bệnh melanin (bênh hắc tố), loạn nhịp tim, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh mạch máu ngoại vi, ung thư máu gan ác tính, ung thư da và ung thư phổi

Dị tật bẩm sinh, gây ung thư: phổi, da, gan, bàng quang. Tổn thương hệ tiêu hoá. Nôn mửa trầm trọng, tiêu chảy. Tử vong.

Chì

Đường hô hấp, đường tiêu hoá

Buồn nôn, nôn mửa, khát nước, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, hemoglobin niệu, giảm niệu (tiểu ít) dẫn đến sốc do giảm lưu lượng máu

Đau bụng colic do chì, liệt và bệnh não do chì

Thiếu máu (giảm Hemoglobin), tăng huyết áp, tổn thương thận, sảy thai, phá huỷ hệ thống thần kinh, tổn thương não, vô sinh, rối loạn trí tuệ.

Tổng hợp mối quan hệ của một số kim loại nặng và ảnh hưởng sức khoẻ

3. Cách phòng tránh và kiểm soát nhiễm kim loại nặng

Phòng tránh sự tiếp xúc/phơi nhiễm ngay từ đầu là cách lí tưởng nhất. Có một vài biện pháp rất đơn giản như :

  • Giảm bụi bặm trong nhà và bỏ giày khi ở trong nhà vì nhiều kim loại có trong bụi và bùn đất.
  • Chú ý đến mức độ thuỷ ngân trong cá.
  • Chú ý đến các nguồn tiếp xúc với chì.
  • Đọc nhãn hàng hoá tiêu dùng để biết chúng có chứa kim loại nặng không.

Bạn không chắc những cách trên đây có loại bỏ sạch kim loại nặng hay không. Cách khoa học hơn để ngăn ngừa tác hại của kim  loại nặng là thải độc  định kỳ cho cơ thể . Tại Việt Nam, một lựa chọn đúng đắn là thực phẩm chức năng của Ukraine PECTIN COMPLEX, là sản phẩm bổ sung sức khỏe đã được Viện Sức khoẻ Lao động và Môi trường Quốc gia chính thức giới thiệu và sử dụng trong các chương trình thải độc chì của nhà nước các tỉnh đặc biệt ô nhiễm của Việt Nam.

PECTIN COMPLEX có hiệu quả loại bỏ kim loại nặng, thuốc trừ sâu, nitrates, chất phóng xạ, vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại khác từ cơ thể. Một điều đáng chú ý rằng, PECTIN COMPLEX có cơ chế thải độc thông minh, chỉ loại bỏ các chất độc hại mà không  loại bỏ các vitamin và các vi chất có lợi cho cơ thể.

PECTIN COMPLEX là sản phẩm 100% tự nhiên, bao gồm pectin củ cải đường tinh khiết và pectin táo, giàu các vitamin phức hợp. Sản phẩm không có chống chỉ định và các phản ứng phụ, vì vậy nó được khuyến cáo cho tất cả các thành viên trong gia đình, bao gồm cả phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ.

 

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: